KINH DỊCH Trong Đời Sống

Categories: Phong Thủy
Wishlist Share
Share Course
Page Link
Share On Social Media

About Course

***Video 1: Đã là người Á Đông thì nên Biết và Hiểu về Kinh Dịch!

 

 

***Video 2: Kinh Dịch và Phương Pháp Gieo Quẻ.

 

 

***Video 3: Download Sách Kinh Dịch

 

*Ứng dụng của “Kinh dịch” vào các lĩnh vực trong đời sống

 

Trong quân sự: Từ xưa đến nay việc ứng dụng kinh dịch, cụ thể là Bát quái vào vấn đề quân sự quốc phòng luôn được chú trọng.

Quân sự có vai trò vô cùng quan trọng với sự tồn tại của bất kể quốc gia nào nhất là thời kỳ phong kiến, cho đến nay quốc phòng vẫn luôn được đặt lên hàng đầu đối với từng quốc gia.

Vì vậy, người ta luôn tìm ra những học thuyết tốt nhất áp dụng cho việc xây dựng quân đội..

Các nhà quân sự cổ đại Trung Hoa nổi tiếng như: Tôn Tẫn, Gia Cát Lượng đều vận dụng Bát quái vào xây dựng quân đội và chiến tranh, vì vậy đều thu được những kết quả to lớn.

Đỗ Hiến trước thời Khổng Minh đã dùng Bát trận pháp đánh tan quân hung nô xâm lược Trung Quốc.

Điêu Ung Thanh thời Bắc Nguy vận dụng Bát trận pháp của Gia Cát Lượng đánh lại Nhu Nhiên, Bát trận pháp chính là sự vận dụng Bát quái vào các trường hợp quân sự.

 

Trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ: Kinh dịch Bát quái có vai trò quan trọng trong lĩnh vực y học và các môn tập khí công.

Nó là nền tảng lý thuyết của y học phương Đông và các môn khí công.

Người xưa cho rằng, con người chính là sản phẩm hoàn chỉnh nhất của tạo hoá, là sản phẩm thu nhỏ của vũ trụ.

Vì vậy, sự vận động của vũ trụ được phản ánh qua sự vận động của các nội quan trong cơ thể.

Khí trong con người có khí âm và khí dương cùng vận động chuyển hoá lẫn nhau. Nếu khí dừng cũng có nghĩa là sự sống kết thúc.

Chẳng hạn, khí âm bao giờ cũng hướng xuống, khí dương nhẹ hướng lên trên. Cơ thể như một cục nam châm phần trên mát phần dưới ấm để phù hợp với quy luật âm dương của vũ trụ.

Khi điều này bị đảo lộn mất cân bằng có nghĩa là sức khoẻ có vấn đề. Việc dùng các bài thuốc hoặc tập luyện khí công chính là quá trình dùng nội lực hoặc dùng các tác nhân bên ngoài tác động vào cơ thể để lấy lại thế quân bình âm dương.

Luyện khí để cân bằng âm dương vừa có tác dụng kéo dài tuổi thọ, lại đạt được hiệu quả phòng bệnh rất hiệu quả. Nhiều khi có thể có những công năng đặc biệt khi đạt đến một trình độ cao.

 

Trong triết học: Triết học có nguồn gốc bắt nguồn từ Dịch học. Lý luận uyên thâm của nó mặc dù đơn giản nhưng lại là một tơ sở triết học hết sức sâu sắc và kinh điển.

Các trạng thái âm đương, sự thống nhất hai mặt đối lập cũng chính là các phạm trù của triết học hiện đại. Phương pháp luận duy vật biện chứng cũng xuất phát từ phương pháp tư duy của Dịch học.

 

Trong khoa học: Rất nhiều ngành khoa học có mối liên hệ gản gũi với Dịch học. Ngôn ngữ của máy tính điện tử với các dữ liệu nhị phân 0,1 cũng là hai hào âm dương của Bát quái.

Điều đáng ngạc nhiên là Kinh dịch được phát minh ra đã hàng ngàn năm trước đây từ khi chữ viết chưa hình thành và ngôn ngữ máy tính hiện đại chỉ là một sự mô phỏng lại ngôn ngữ Dịch học từ thuở sơ khai nhất đó.

64 quẻ trong Kinh dịch cũng thống nhất với cấu tạo gen dị truyền. Hai loại mật mã di truyền là DNA và RNA, mỗi nhóm này có gốc acid photphoric và gốc kiềm cấu thành.

Nhưng gốc kiềm có hai loại khác nhau, mỗi loại này nối với bốn loại gốc kiểm khác thành tám loại, tổ hợp của tám loại này hình thành nên 64 loại.

 

Trong khoa học dự đoán khí tượng thuỷ văn thì Dịch học có vai trò rất to lớn, nhất là trước đây khi khoa học hiện đại còn chưa phát triển.

Người xưa đã dùng Dịch học để dự đoán những hiện tượng thời tiết như: thiên tai, hạn hán, lụt lội qua đó giảm thiểu được những hậu quả do thiên tai mang lại.

Ngày nay, vai trò dự đoán những biến động thời tiết của Kinh địch vẫn còn rất nhiều giá trị thực tiễn cần phát huy.

 

– Nguyễn Ngọc Chương

Show More

Course Content

Chương 1: Dẫn Nhập – Phương Pháp Học

  • Phương Pháp Học
    02:58
  • – Bài 1: Ba Quyển Kinh Ảnh Hưởng & Chi Phối Lịch Sử Nhân Loại
    02:32
  • – Bài 2: Lời Phi Lộ
    02:32
  • – Bài 3: Kinh Dịch Là Gì?
    02:50

Chương 2: Lịch Sử Của Kinh Dịch

Chương 3: Cấu Trúc Của Kinh Dịch

Chương 4: Phương Pháp Tìm Hiểu Kinh Dịch

Chương 5: Ứng Dụng Của Kinh Dịch

Student Ratings & Reviews

No Review Yet
No Review Yet